BM Cảnh Quan Hoa Viên ĐH Nông Lâm TP.HCM

 

Người Trung Quốc coi vườn cảnh là một nghệ thuật không khác gì thư pháp và hội hoạ. Với mong muốn tái hiện vẻ đẹp sơn thuỷ vào nghệ thuật vườn, họ đã vận dụng cả thi hoạ cổ truyền vào việc tạo dựng vườn cảnh nhằm mô phỏng vẻ đẹp thiên nhiên.

Nghệ thuật vườn Trung Hoa chủ yếu nhấn mạnh việc mô phỏng tự nhiên và thay đổi tâm trạng cho người thưởng ngoạn bằng các thủ pháp chia cắt, đóng mở, rẽ ngoặt mang nhiều yếu tố sắp đặt. Đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là lối kiến trúc gồm một nhà thuỷ tạ bên bờ nước, một nửa kiến trúc ở trên bờ, một nửa lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột. Ngoài ra, các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình trang trí hay các bộ phận có kiến trúc vuông và tròn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện “trời tròn đất vuông” cũng là những nét đặc trưng của kiểu vườn Trung Hoa.

Vườn Trung Hoa không chỉ thể hiện nguyên lý âm dương ngũ hành, mà còn là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ thuật rất cao, rất sâu sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của tự nhiên trong đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non… nhằm thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên.

Có nhiều thủ pháp trong thiết kế vườn Trung Hoa từ bố cục, mặt bằng, cây cối để tạo ra một khung cảnh mô phỏng thiên nhiên. Tuy vậy, nên lưu ý, Trung Hoa là một nước khô và lạnh, còn Việt Nam là xứ sở của nóng ẩm, mưa nhiều do đó vận dụng phong cách vườn Trung Hoa tại Việt Nam phải chú ý đến bố cục, chọn lựa cây trồng cho phù hợp.

Thiết kế vườn phải tuân theo địa thế tự nhiên, bố cục linh hoạt. Tốt nhất trong khu vườn nên có giả sơn, cây cảnh, hoa cỏ, hồ ao, thuỷ tạ, cầu bắc ngang dòng nước, lối đi quanh co thì mới thể hiện được hết phong cách của vườn Trung Hoa. Thiết kế vườn theo kiểu Trung Hoa phải có tính lưỡng nguyên (hay âm dương) có nghĩa là trong cái nhỏ ẩn tàng cái lớn, trong cái hư có cái thực. Chẳng hạn, có thể diện tích vườn của gia chủ tuy nhỏ nhưng phải tạo được nhiều lối đi quanh co, cầu bắc phải có nhiều nhịp đan xen với các cảnh giả sơn và ao hồ. Hết cảnh này thì mở ra cảnh mới khiến cho người dạo chơi có cảm giác như quang cảnh mênh mông. Đó chính là thủ pháp tạo sự ẩn hiện.

Khi thiết kế vườn chú ý nên tạo nhiều không gian, được chia ra bởi tường vách, nhà cửa, khe nước, ao hồ… nhưng chúng phải tạo được cảm giác lưu thông, thoáng đãng. Khu vườn phải gợi được khung cảnh nên thơ, trữ tình kết hợp văn học với hội hoạ và thi pháp.

Cây trồng trong khu vườn cũng cần đáp ứng được ý đồ, bố cục của khu vườn, tạo ảo giác về phối cảnh và hài hoà về tỷ lệ với công trình kiến trúc. Các cây ven hồ có thể lựa chọn loại cây có dáng mảnh mai như liễu, trúc đào vàng, tường vi… Cây tạo phông nên chọn loại có lá nhỏ li ti để tạo phối cảnh sâu như me, muỗng, phượng. Cây cận cảnh có thể sử dụng cây bonsai hoặc loại có hoa đẹp như mẫu đơn, đỗ quyên, trà, nhài nhật. Cần chú ý đến mùa ra hoa để trồng đan xen cho khu vườn có hoa quanh năm, tạo vẻ sống động cho khu vườn.

(Dothi.net)

Số lần xem trang: 2150
Điều chỉnh lần cuối: 03-03-2008

Sinh thái

Mang nhiệt đới vào vườn nhà bạn (17-12-2008)

Vườn Nhật trong kiến trúc hiện đại (19-05-2008)

Ảnh vườn châu Á khoe sắc giữa châu Âu (19-05-2008)

900 tỷ đồng xây vườn bách thảo lớn nhất Việt Nam (21-04-2008)

Thiết kế tiểu cảnh nước trong sân vườn (07-04-2008)

HOA VÀ NGOẠI THẤT - NỘI THẤT - ĐÁ TRONG VƯỜN (07-04-2008)

Phân loại các loại cây xanh trong thiết kế cảnh quan (07-04-2008)

Khoảng sân trong nhà phố (21-03-2008)

Nam Hải - khu resort có thiết kế đẹp (21-03-2008)

Vườn đá và những lưu ý (21-03-2008)

Xem thêm ...

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : bốn chín năm ba bảy

Xem trả lời của bạn !