BM Cảnh Quan Hoa Viên ĐH Nông Lâm TP.HCM

Nhiều cây trồng hiện nay được trồng, nhân giống ở một nơi nhưng muốn chuyển đến trồng một nơi khác và khó khăn nhất mắc phải là quá trình bứng và vận chuyển cây. Dưới đây đề xuất một số lưu ý khi bứng và vận chuyển cây.

KỸ THUẬT BỨNG VÀ VẬN CHUYỂN CÂY

 

nguồn: vodongqn@gmail.com 

1. Kỹ thuật hãm cây.

      -   Hãm cây nhằm chuẩn bị cho cây kịp thích ứng với những mất cân bằng sau khi đánh trồng: trước khi đánh cây 15 – 20 ngày cần giảm hoặc ngưng hẳn tưới nước tuỳ theo mức độ khô, nóng của thời tiết và độ ẩm đất ươm cây.

      -  Trước khi đánh cây  8 – 12 ngày:  kéo nhổ cây về một phía nhằm làm đứt ½ số rễ bàng và bảo lưu ½ số rễ còn lại để duy trì cân bằng  thu chi nước. Nếu đất cứng chặt cần sự hổ trợ bằng cuốc để đảm bảo chỉ làm đứt đầu rễ.

2. Kỹ thuật bứng cây

            Tuỳ theo hình dáng, thể trạng, tuổi cây mà có cách bứng cho phù hợp. Khi bứng cây phải phải tuân thủ theo cac bước sau:

-         Nếu cổ rễ của cây không lộ lên mặt đất thì đào hết lớp đất mặt đến khi nào lộ cổ rễ thì bứng.

-         Bầu cần phải tương ứng với hình dáng của cây (không lớn hơn hoặc nhỏ quá).

-         Mé tỉa bớt cành để giảm số cành khi khi bộ rễ bị cắt bỏ phần nhiều, giảm thoát hơi nước và kết hợp tạo dáng cho cây

-         Đối với những loại cây khó trồng nên bứng trước ½ bầu, 15 – 30 ngày sau mới bứng hẳn đem trồng.

-         Kỹ thuật bứng nhằm chủ yếu làm cây không bị vỡ bầu đất, bầu lớn ít bị cắt rễ.

-         Khoanh gốc cây truớc khi bứng từ ½ -1 tháng xung quanh gốc cây. Sơn vết cắt các rễ ngang lớn để rễ không mất nhựa và hạn chế sâu bệnh xâm nhập (dùng dầu hắc trộn sulphat đồng hoặc DDT).

-         Khi bứng cần bảo vệ bầu đất không để bị bể, khi vận chuyển dùng bao bố bó lại (dùng bao ni lông, lưới, bao bố, giỏ tre, hoặc dây cột để bó bầu).

-         Dùng dao và cưa bén để cắt rễ và cắt cành không để bị xước. Hạn chế tối đa làm hư bộ rễ, không được dập

-         Cây bứng xong cần đưa vào chậu ngay,Phải trồng liền, càng nhanh càng tốt, không được để qua ngày, tưới hàng ngày vào mùa khô và những ngày không có mưa vào mùa mưa. Khi cây phục hồi, ra lá và rễ mới thì mới trồng.

-         Cây còn để lâu ở trong vườn cần tưới thường xuyên tránh mất nước trong cây

Những điểm chú ý khi bứng cây:

-         Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ khi bứng như: dao, búa, cuốc xẻng, đòn gánh, bao bố hoặc bao PP và dây kẽm.

-         Không được bứng cây khi cây đang ra tược và đọt non

-         Đất cát rất khó bứng bầu nên cẩn thận

-         Nếu bầu đất bị bể, khi trồng ta dùng đất đen (nhão) hoặc đáp vào gốc cây thì cây có khả năng sống.

3. Vận chuyển và bảo vệ cây

·        Chọn ngày mưa ẩm hoặc râm mát để đánh trồng cây: sau khi bóc phần rễ còn lại cần bẻ luôn phần là sắp rụng. Thực hiện đầy đủ việc hồ rễ, xếp ngay ngắn rồi buộc thành những bó có số lượng cây bằng nhau, tưới ẩm hoặc phun mù lên phần thân lá rồi xếp ngăn nắp trên phương tiện vận tải.

·        Nếu khối lượng vận tải quá lớn: cần dùng bẹ chuối, lá dừa, bìa cat tông để ngăn giữa các lớp. Cần duy trì sự thông thoáng giữa các lớp.

·        Nếu phải vận chuyển đường dài và thời tiết khô nóng, nên đánh cây vào buổi chiều và vận chuyển vào ban đêm

·        Khi vận chuyển cần phủ cây bằng vải bạt, bao tải, chiếu cói hoặc vài lớp lưới che râm, phun mù, tưới ẩm nếu vận chuyển lâu.

·        Tập kết cây đến địa điểm trồng: nên trồng càng sớm càng tốt. Nếu thời tiết chưa thuận lợi để trồng ngay, cần nới lỏng dây buộc và trồng tạm từng bó xuống các hố đất tại nơi ẩm mát, tưới ẩm thường xuyên không để rễ bị khô.

 

 

Số lần xem trang: 2400
Điều chỉnh lần cuối: 18-03-2009

Kỹ thuật trồng hoa cảnh

Kỹ thuật trồng hoa Layơn (28-04-2008)

Kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành (28-04-2008)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng (25-04-2008)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan (23-04-2008)

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu chín không chín bảy

Xem trả lời của bạn !