Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: Bạn đang học ngành gì đây, ngành đó như thế nào, nó có giúp gì cho bạn và cho cuộc sống đời thường không?
Riêng tôi, lúc nào cũng như vậy, những câu hỏi ấy cứ luôn xoáy sâu vào trong tâm trí tôi.
Tôi học được một năm đại cương nhưng chưa hiểu hết được về ngành của mình. Các bạn có tin không? Hẳn là các bạn cùng lớp với tôi ít nhiều cũng có suy nghĩ giống như tôi. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn có một vài cảm nhận về ngành mà tôi đang học.
Năm nay tôi đang học năm thứ hai của ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, một ngành quá mới mẻ đối với mọi người phải không. Nhưng nó chỉ mới đối với nước ta mà thôi vì Việt
Đôi lúc có một người nào đó hỏi tôi học ngành nào. Tôi nói tôi đang theo học ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, thì người ta ngơ ngác không biết, không hiểu ngành này như thế nào, làm gì, ở đâu… Tôi cũng lấy làm buồn và hơi thất vọng. Nhưng đó là ngành học mà tôi đã chọn nên nỗi thất vọng đó không mãi kéo dài.
Thật sự thì lúc thi đại học, tôi không thi chính thức vào ngành này mà tôi thi rớt nguyện vọng một của khối B, rồi tình cờ chọn ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên cho nguyện vọng hai.
Thật buồn cười phải không các bạn?
Nhưng bây giờ ngẫm nghĩ lại, có lẽ số phận đã sắp đặt sẵn cả, vì có lẽ số phận biết tôi có những khả năng phù hợp với ngành học này.
Lúc đầu tôi tiếp cận với ngành thông qua một cuốn sách hướng nghiệp. Quyển sách ấy quảng cáo cho tôi biết công việc của ngành này. Thế là tôi bắt đầu để ý đến vì nó có liên quan một phần nào đến kiến trúc, đến mỹ thuật, đến cây xanh… . Trước kia tôi rất thích kiến trúc, mà điều kiện không cho phép tôi đến với kiến trúc (quê tôi không có nơi để học vẽ) , nhưng tôi có thể học được kiến trúc cảnh quan. Ôi, thật kì diệu phải không các bạn?
Ngoài kiến trúc cảnh quan, tôi có thể học được nhiều loài cây, lòai hoa mà tôi chưa bao giờ biết chúng, thấy chúng. Cái cảm giác muốn tìm hiểu bắt đầu rạo rực trong tôi.
Ngành của tôi sẽ thiết kế ra rất nhiều cảnh quan nhân tạo, nhưng dựa vào thiên nhiên; và song song với đó là bảo dưỡn chăm sóc chúng để chúng mãi duy trì được vẻ đẹp đó.
Riêng tôi, tôi cảm nhận ngành của mình là ngành tạo ra cái đẹp, tạo ra cảm giác thoải mái cho con người. Nó đem đến cho tình thần con người sự phấn chấn sau không gian làm việc mệt nhọc, căn thẳng.
Ngành cảnh quan này sẽ góp phần tạo một môi trường sinh thái tốt đẹp hơn như: nhiều nhà có nhiều cây cảnh bóng mát; hoa kiểng được trồng sẽ làm cho bầu không khí trong lành hơn, một cảnh quan nhân tạo được thiết kế hợp với khung cảnh thiên nhiên bên ngoài sẽ càng đẹp hơn nữa.
Nó còn góp phần tạo bộ mặt cho các khu du lịch, khu sinh thái rừng, tạo được vẻ đẹp mới lạ hấp dẫn hơn cho khách du lịch, lôi cuốn họ vào vẻ đẹp của tự nhiên, của những loài cây loài hoa rất đỗi bình dị nhưng hương thơm, sắc màu của chúng làm ngây ngất cả lòng người.
Con người chúng ta được sống giữa thiên nhiên, hòa nhập vào thiên nhiên. Nếu ta tách biệt con người ra khỏi thiên nhiên thì con người không thể tồn tại. Con người nếu không biết thưởng thức vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh mình thì người đó không thể có nổi tình yêu, đặc biệt là tình yêu cuộc sống. Như vậy, cây cối, cảnh vật rất quan trọng đối với đời sống của chúng ta, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần.
Các bạn có thấy không, ngành của chúng ta tuy mới lạ rất quan trong đối với cuộc sống công nghiệp sôi động hôm nay. Ngành cảnh quan sẽ mang thiên nhiên đến cho ngôi nhà của chúng ta, đem hơi ấm của khí trời vào trong tâm hồn mọi người khi họ cảm thấy căng thẳng, bực bội, lo âu. Mỗi khi nhìn thấy những luống cây, khóm hoa trên sân thượng, hay hồ nước nhỏ trước sân nhà, tâm hồn con người được thư thái, có thể bay bổng thành “thi sĩ”, muốn hòa vào tất cả các cảnh sắc xung quanh.
Bây giờ là thời mở cửa, chúng ta luôn tiếp xúc với thông tin, biết thêm những điều mới lạ bên ngoài. Các bạn hãy học thật tốt chuyên ngành này, kết hợp với sự hiểu biết, với kinh nghiệm tích lũy theo thời gian học tập và làm việc để trở thành những kỹ sư thật giỏi, có năng lực, góp phần làm đất nước Việt
Trần Nhật Thảo - K32
Số lần xem trang: 2553
Điều chỉnh lần cuối: 29-03-2008